Thực phẩm tốt cho gan

Nước ép củ dền

Củ dền chứa betalain, một chất chống ôxy hóa mạnh giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương. Uống một ly nước ép củ dền mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích.

Thực phẩm tốt cho gan

Các loại rau họ cải

Các loại rau họ cải giàu chất xơ và chứa glucosinolate giúp gan tạo ra enzyme hỗ trợ loại bỏ các độc tố, giúp tiêu hóa tốt.

Các loại hạt

Thường xuyên ăn các loại hạt như hạt óc chó giúp gan khỏe mạnh. Các loại hạt chứa chất béo omega-3 và có thuộc tính chống viêm tốt cho gan.

Tỏi

Tỏi giàu allicin, một chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương. Tỏi hỗ trợ gan và giúp loại bỏ các chất có hại. Bạn có thể thêm tỏi vào các món ăn hoặc ăn một tép tỏi sống vào buổi sáng.

Nghệ

Nghệ chứa hợp chất curcumin được biết đến với các thuộc tính chống ôxy hóa, chống nấm, kháng vi khuẩn và virus. Bổ sung nghệ vào thực đơn hàng ngày giúp bảo vệ gan.

Ngũ cốc nguyên hạt

Giàu chất xơ và các dưỡng chất thiết yếu, ngũ cốc nguyên hạt giúp bảo vệ chống bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

BS P.Liên

(Theo boldsky)

Dinh dưỡng cho người hay bị hạ đường huyết và chóng mặt

Nguyên nhân gây chóng mặt

Chóng mặt là cảm giác bị quay hoặc chuyển động, thường đi kèm với buồn nôn, lú lẫn và thăng bằng kém. Nguyên nhân có thể bao gồm rối loạn tuần hoàn não, rối loạn ở tai trong, say tàu xe, dùng thuốc đái tháo đường, ung thư, dị ứng và nhiễm trùng.

chong mat, huyet ap thap gay ra chong mat

Huyết áp thấp gây ra chóng mặt

Theo Trung tâm Y tế Maryland (UMMC), các loại thực phẩm nhất định có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm chóng mặt thường liên quan với lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết). Điều trị nguyên nhân bệnh lý gây ra chóng mặt là cần thiết và cho kết quả tốt nhất.

Thực phẩm ngăn ngừa hạ đường huyết

Thịt nạc protein

Protein cung cấp các acid amin giúp xây dựng mô nạc. Protein còn giúp ổn định lượng đường trong máu và có thể ngăn ngừa hoặc giảm chóng mặt do ăn vội, ăn uống ít và hạ đường huyết có liên quan với bệnh đái tháo đường.

Tăng protein, như là một phần của một chế độ ăn giàu dinh dưỡng giúp cân bằng tổng thể, có thể làm giảm triệu chứng của hạ đường huyết.

Nguồn protein tối ưu là có ít chất béo bão hòa và không bao gồm da như thịt trắng, gia cầm, cá, đậu, trứng/lòng trắng trứng, đậu hũ và sữa đậu nành hoặc các sản phẩm ít chất béo.

ha duong huyet, Dinh duong cho nguoi hay bi ha duong huyet

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là hạt đã không bị tước bỏ các chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình chế biến thực phẩm. Chúng cung cấp một lượng dồi dào chất xơ và các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như sắt và các vitamin nhóm B.

Với những lý do này, cho thấy ngũ cốc nguyên hạt thay cho ngũ cốc tinh chế như một phương tiện ngăn ngừa chóng mặt và các triệu chứng khác của hạ đường huyết.

Những người bị thiếu máu do thiếu sắt đặc trưng bởi chóng mặt và mệt mỏi, cũng có thể hưởng lợi từ việc tiêu thụ thường xuyên của các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt giàu chất dinh dưỡng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, mì ngũ cốc nguyên hạt, lúa nương, lúa mạch và bắp rang. Để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng thích hợp khi mua các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt nên dựa trên bảng liệt kê các thành phần chính trên nhãn dinh dưỡng.

Nước ép trái cây, trái cây khô hoặc Soda

Khi lượng đường trong máu giảm đáng kể, nó có thể gây ra chóng mặt đột ngột và dữ dội. Mặc dù chứng chóng mặt có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi người, nhưng là một biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường và đang điều trị bệnh đái tháo đường.

ha duong huyet, nuoc ep trai cay hay nho kho phong chong ha duong huyet

Nước ép trái cây hay nho khô có tác dụng ngăn ngừa hạ đường huyết

Ngoài việc giám sát glucose máu thường xuyên, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng, Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) khuyến cáo một món ăn có chứa 15-20 gram carbohydrate như một phương tiện để khắc phục suy giảm lượng đường trong máu đột ngột.

Ví dụ về các loại thực phẩm có chứa 15-20 gam carbohydrate bao gồm 1/2 ly nước ép trái cây nguyên chất; soda có đường và hai muỗng canh nho khô không đường hoặc trái cây khô khác.

Nếu chóng mặt vẫn tiếp tục sau khi một món ăn chứa carbohydrate, cần thiết đến chăm sóc y tế kịp thời.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Live Strong)

Ăn uống gì để bỏng mau lành?

Bỏng có hai loại, bỏng diện tích nhỏ và bỏng diện tích lớn. Bỏng độ II của người lớn dưới 15% (nhỏ dưới 10%) bệnh tương đối nhẹ, ít ảnh hưởng đến toàn thân. Bỏng diện tích lớn ở đầu, mặt, độ III phải cứu chữa kịp thời, cần được chuyển sớm đến bệnh viện gần nhất. Những trường hợp bỏng nhẹ thì có thể xử trí tại nhà.

Bệnh nhân bỏng bị mất nước và protein nên sữa cung cấp thêm năng lượng, nước cũng như các dưỡng chất cần thiết giúp mau lành vết bỏng.

Bệnh nhân bỏng bị mất nước và protein nên sữa cung cấp thêm năng lượng, nước cũng như các dưỡng chất cần thiết giúp mau lành vết bỏng.

Người bị bỏng nên ăn những gì?

Người bị bỏng mất nước và protein nhiều, vì vậy nên chọn các thức ăn nhiều nước, protein, đường mỡ. Lượng nước cần hàng ngày 2.500-3.000ml. Người bỏng ở mặt cần gấp 4 lần người bình thường. Có thể uống trà loãng, sữa, sữa đậu nành, nước dưa hấu, nước hoa quả, nước đậu xanh.

Giai đoạn bị choáng: Sau 48 tiếng bị bỏng, xuất hiện triệu chứng đái ít, ruột nóng, da nhợt, huyết áp tụt, nhịp tim nhanh... do một lượng lớn dịch thể chảy ra ngoài. Giai đoạn này cần bổ sung nhiều loại vitamin, như uống trà loãng, nước cơm, nước đậu xanh, nước dưa hấu, sữa, sữa chua, nước atisô và các loại hoa quả tươi...

Giai đoạn viêm: Sau khi bỏng, chức năng bảo vệ của da bị giảm, dễ bị viêm nhiễm. Cần ăn các thức ăn nhiều vitamin và thanh nhiệt, lợi tiểu, tăng dần protein để bổ sung lượng đã mất, bảo đảm da tái sinh và tỷ lệ sống của da cấy. Có thể ăn cháo gạo, mì sợi, gan, trứng, sữa, sôcôla và các loại rau quả tươi. Thức ăn chế biến đặc hoặc mềm.

Giai đoạn phục hồi: Bổ sung các thức ăn có nhiều protein chất lượng cao, nhiều nhiệt lượng, vitamin, giàu giá trị dinh dưỡng. Ăn các loại thịt, cá, sữa, trứng, rau và hoa quả tươi.

Bỏng nặng có thể gây dính màng ruột, thậm chí xuất huyết, viêm loét nên ăn mềm, ăn đặc, lúc cần nên nhịn ăn. Chức năng gan không tốt, nên chọn thức ăn nhiều protein, vitamin C, B1, B2 và E. Ngoài chức năng thận kém nên tăng lượng đường, thức ăn giàu vitamin, chọn các thức ăn chứa kali, như nấm tươi, nấm hương, khoai tây, nước thịt bò, nước quýt; kiêng ăn những chất có muối, hạn chế thích đáng protein. Người bỏng khoang miệng nên ăn nhiều chất dinh dưỡng hỗn hợp như đường, sữa, đậu nành, thịt bò, gan, trứng gà, cà rốt, dầu muối...

Những điều cần lưu ý

Cần lưu ý bổ sung những dưỡng chất giúp vết bỏng mau lành trong cả hai trường hợp bỏng như sau:

Chất đạm (protein) giúp tái tạo mô liên kết và làm đầy vết thương. Trong chế độ ăn uống nếu cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng protein thì làn da sẽ chậm lành vết thương và tăng khả năng hình thành sẹo. Chất đạm có nhiều trong thịt lợn nạc, thịt bò nạc, thịt gia cầm, trứng, sữa, cá... Ngoài ra, đạm thực vật cũng có nhiều trong nhóm thực phẩm như: đậu tương, các loại hạt.

Vitamin A: loại vitamin quan trọng hàng đầu, thúc đẩy quá trình nhanh lành vết thương và sản sinh ra những tế bào da mới để hạn chế nguy cơ sẹo. Những thực phẩm dễ dàng cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin A là rau xanh có lá màu xanh sẫm như cải xoong, cải bó xôi...; các loại trái cây thuộc họ cam quýt, thực phẩm chế biến từ bơ sữa.

Vitamin C: quan trọng cho việc tổng hợp collagen và cũng có tác dụng chống oxy hóa, ngoài ra tham gia tích cực vào quá trình sản sinh những bạch cầu giúp chống lại vi khuẩn xâm hại gây nên tình trạng vết thương khó lành hoặc dễ nhiễm trùng. Cam, quýt, trái cây có nhiều vị chua, cà chua, khoai lang, khoai tây, các loại rau xanh là nguồn vitamin C phong phú.

Kẽm: giúp tăng cường miễn dịch và tái tạo tế bào, tập trung nhiều trong những loại đồ ăn hải sản, tôm, cua, ốc, hàu, ngao... Ngoài ra, nó còn có nhiều trong bí ngô và hạt bí ngô.

Acid béo Omega 3: có tiềm năng điều chỉnh miễn dịch và kháng viêm, có nhiều trong những loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá trích...).

Nên tránh các món bánh kẹo, thịt xông khói vì các món này gây hao hụt vitamin và chất khoáng đang cần được tích lũy cho phản ứng tái tạo mô mềm. Cũng nên hạn chế rượu bia, cà phê, vì không chỉ gây hao hụt vitamin, chất khoáng mà còn là dẫn đến rối loạn nước và chất điện giải trong khi vết bỏng đang rất cần nước.

Lời khuyên của thầy thuốcNgoài chế độ dinh dưỡng như trên, bệnh nhân bỏng cần chú ý uống nhiều nước hàng ngày. Nếu uống ít nước, vùng da bị bỏng có xu hướng bị khô, mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Trường hợp ăn uống kém có thể uống thêm sữa giàu năng lượng 2 - 3 ly mỗi ngày để cung cấp thêm năng lượng cũng như các dưỡng chất cần thiết giúp mau lành vết bỏng. Người bệnh cũng nên nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc vì vùng da tổn thương sẽ tự hồi phục khi ngủ.

BS. NGUYỄN THƯ

10 thực phẩm chứa nhiều Vitamin C bạn không nên bỏ qua

Vitamin C rất cần cho hệ thống miễn dịch của chúng ta. Vitamin C cũng là cần thiết cho sự tăng trưởng và tái tạo các mô cho cơ thể. Ăn trái cây, hoa quả và rau là cách tốt nhất để có được đủ Vitamin C. Có rất nhiều loại thực phẩm giàu Vitamin C mà chúng ta có thể tiêu thụ mỗi ngày.

1. Cherries (anh đào)

Anh đào rất giàu Vitamin C và là một loại quả tự nhiên chữa bệnh tuyệt vời. Ăn anh đào giúp cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm và có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Bạn có thể thưởng thức anh đào tươi hoặc thêm chúng vào sinh tố, hoặc trộn kem với anh đào tươi là những món phụ tuyệt vời.

2. Dưa chuột

Một nguồn tuyệt vời nữa cung cấp vitamin C là dưa chuột. Dưa chuột chứa 95% nước, giàu kali, và rất tốt cho đường tiêu hóa. Uống sinh tố dưa chuột hoặc ăn sống giúp cơ thể không bị khát háo.

3. Ớt chuông đỏ

Một trong những món ăn ưa thích của nhiều người là ớt chuông đỏ. Ngoài việc giàu vitamin C, ớt chuông đỏ là thực phẩm ăn vặt hoàn hảo bởi nó ít đường và ngọt tự nhiên. Một trái ớt chuông đỏ chứa đủ yêu cầu Vitamin C hàng ngày của bạn. Sử dụng chúng trong món salad, món xào, súp, và thậm chí ăn sống. Khi bạn nấu ớt chuông đỏ, lượng vitamin C bị mất tương đối vì vậy bạn nên ăn chúng ngay sau khi nấu hoặc ăn tái để có được những lợi ích tốt nhất.

4. Cam

Cam ngon và giàu Vitamin C. Cam đứng đầu danh sách giàu Vitamin C để bạn lựa chọn. Cam cũng chứa 60% nhu cầu canxi hàng ngày của bạn. Cam có vị ngọt tự nhiên và có một hương vị tuyệt vời. Bạn nên ăn cam cắt miếng hơn là uống nước cam vì nó bị hủy bớt vitamin, chất xơ và đôi khi cho thêm đường có thể dẫn đến thay đổi lượng đường trong máu và làm tăng cân.

5. Cà rốt

Cà rốt là một nguồn tuyệt vời của beta-carotene, chất xơ, magiê, và vitamin C. Ăn cà rốt giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn, giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh, và giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.

Ăn cà rốt nấu chín hoặc sống đều được và bạn nên ăn chúng hàng ngày để có được những lợi ích cho cơ thể. Một trong những món ăn nhẹ yêu thích của nhiều người là cà rốt với bơ đậu phộng. Đó là một món ăn ngon lành mạnh và bổ dưỡng.

6. Cà chua

Ăn cà chua hàng ngày rất tốt vì nó rất giàu vitamin C cũng như lycopene là chất chống oxy hóa. Nướng cà chua làm tăng hàm lượng lycopene nhưng lại làm giảm hàm lượng Vitamin C của chúng. Bạn nên ăn cà chua đúng mùa và tránh xa cà chua đóng hộp để tránh độc tố kim loại. Hãy nhớ một nguyên tắc: cơ thể cần các chất dinh dưỡng lành mạnh.

7. Dứa

Ngoài việc giàu Vitamin C, dứa còn chứa các enzyme làm giảm đầy hơi và trợ giúp tiêu hóa. Nó cũng chứa nước sẽ giúp bạn bù lượng nước cho cơ thể. Loại trái cây nhiệt đới này còn giúp bạn bổ sung lượng đường tự nhiên khi bạn bị thiếu hụt.

8. Rau diếp

Rau diếp cung cấp nhiều vitamin C hơn nhu cầu hàng ngày của bạn. Đó là một thông tin tốt cho người ăn kiêng. Rau diếp cũng giàu vitamin A và vitamin K, chất béo omega 3, một chất béo không no. Rau diếp là món kèm tuyệt vời cho món bánh sandwich ăn trưa. Bạn cũng có thể làm nước ép rau diếp để giải khát.

9. Củ cải

Một trong những loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin C và ngon miệng là củ cải. Nhờ nguồn tuyệt vời của vitamin C và ít hydrat cacbon nên củ cải có rất nhiều lợi ích sức khỏe. Bạn có thể nướng chúng hoặc thêm chúng vào các loại canh. Củ cải cũng được biết đến như là một thực phẩm chống lại virus.

10. Các loại quả mọng

Vâng, tất cả các loại quả mọng là một nguồn vitamin C dồi dào và chứa ít đường. Một số loại trái cây được yêu thích quanh năm là dâu tây, quả việt quất và mâm xôi. Chúng đều giàu vitamin C và chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho hệ thống miễn dịch, tim, não và tiêu hóa của bạn.

Mai Hương

( Học viện Quân y)

Sau nhồi máu cơ tim cần chế độ dinh dưỡng thế nào?

Tuy nhiên, tình trạng các mạch máu và mô tim lại phụ thuộc trực tiếp vào dinh dưỡng. Đồ ăn mỡ, nhiều muối, thiếu vitamin và các khoáng chất có ích ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì lẽ đó, chế độ dinh dưỡng sau nhồi máu cơ tim là rất quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần giúp hồi phục sức khỏe của bệnh nhận sau cơn kịch phát.

Các quy tắc cơ bản

Trong các yếu tố khác nhau cần chú ý đến giới tính của bệnh nhân. Nữ giới cần giảm chỉ số đường huyết, còn nam giới giảm chỉ số cholesterol máu.

Một vài quy tắc chung để chuẩn bị các món ăn sau nhồi máu:

Giảm sử dụng các loại mỡ động vật đến mức tối thiểu, thậm chí loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi khẩu phần ăn;

Sau nhồi máu cơ tim bổ sung nhiều hơn vào chế độ ăn các thực phẩm hải sản từ cá, tôm, sò biển và các loại khác;

Khi nấu ăn chỉ sử dụng dầu ăn thực vật (tốt hơn cả là dầu oliu); loại bỏ hoàn toàn các loại bơ khi nấu nướng; tránh các thực đơn món ăn có chứa lượng cholesterol;

Tăng sử dụng các chất xơ - hoa quả và các loại rau;

Giảm sử dụng muối và các axit béo.

Chế độ dinh dưỡng được chia thành các giai đoạn sau:

Chế độ ăn trong giai đoạn cấp tính

Những ngày đầu tiên chế độ dinh dưỡng hợp lý khi bị nhồi máu cơ tim là rất quan trọng. Quá trình liền sẹo của cơ tim kéo dài tới tuần thứ ba. Trong những ngày này, nam giới tuyệt đối không ăn đồ có mỡ, ăn đồ ăn nhẹ tương tự như các sản phẩm từ sữa chua, các món canh (sup) dễ ăn và nước rau củ. Nó có thể bao gồm cả các loại cháo loãng và cháo hầm. Muối cần loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn. Kiêng các món ăn chiên, rán và mỡ nếu bị thừa cân. Chế độ ăn khi bị nhồi máu cơ tim loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm lúa mạch và các món ăn có chứa đường và mỡ. Tuân thủ các quy tắc đơn giản này không chỉ giúp giảm cân mà còn giảm chỉ số cholesterol trong máu. Đặc biệt, nam giới sau nhồi máu cần một chế độ dinh dưỡng nghèo năng lượng: Đó là các loại hoa quả rau củ nghiền, các loại cháo ăn kiêng, trà, mật ong.

nhoi mau co timVới bệnh nhân tim mạch, điều thiết yếu là phải giảm ăn muối.

Chế độ ăn trong giai đoạn bán cấp tính và sau khi đặt stent

Trong các trường hợp nếu sau nhồi máu cơ tim cần can thiệp phẫu thuật đặt stent, thì chế độ dinh dưỡng trong những ngày này phải được chia thành các bữa nhỏ 6-7 lần một ngày, bữa cuối trong ngày cần ăn trước khi ngủ 3 tiếng.

Nghiêm cấm sử dụng: trà và cà phê, sôcôla, các gia vị, rượu, bơ.

Tổng lượng calo của chế độ ăn không vượt quá 1.100KCal một ngày. Cần tăng lượng hoa quả và các cây thuộc họ hòa thảo. Cho phép sử dụng muối không quá 5g một ngày. Tăng tinh bột, giảm mỡ giúp bảo đảm cho bạn nhanh chóng bình phục sau nhồi máu cơ tim.

Chế độ ăn sau giai đoạn liền sẹo

Sau khi xuất viện chế độ ăn sẽ không còn cần nghiêm ngặt nữa, tuy nhiên trong khẩu phần ăn vẫn chỉ ít muối và mỡ. Sau khi bị nhồi máu cơ tim xuyên thành chế độ ăn phải gồm 60% tinh bột và 30% protein.

Danh sách các thực phẩm được khuyến khích: táo và lê; hoa quả khô (táo sấy, nho sấy); nước đun từ hoa tầm xuân; rau trộn; rau nghiền; cá không mỡ và gà (nên sử dụng đồ luộc); gạo; pho mát (có thể kèm nho sấy và kem chua).

Tổng lượng calo ngày đêm cần tăng lên tới 2.200KCal, còn số bữa ăn giảm xuống còn 3-4 lần. Thực đơn các món súp chay cũng có thể có lợi.

Trước khi ngủ có thể uống một cốc sữa chua không đường. Bạn đừng quên uống nước: bệnh nhân phải uống một lượng nước tương đương 3 cốc trở lên. Ăn đồ hải sản trong giai đoạn sau nhồi máu rất có lợi cho hệ máu. Hải sản chứa nhiều iod, sắt, đồng, canxi và coban, là các khoáng chất ảnh hưởng tốt đến tình trạng của cơ tim và cơ thể không chỉ trong những ngay này mà cả suốt quá trình sống.

Nếu bệnh nhân bị tăng huyết áp, cần chú tâm lượng nước cơ thể hấp thu: lượng nước không vượt quá 1,5 lít (gồm cả nước canh, trà...).

Hãy nhớ rằng chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân phải phong phú. Càng nhiều vitamin và các yếu tố vi lượng có lợi thì càng nhanh chóng bình phục bệnh.

Lời khuyên của thầy thuốcSau khi xuất viện với chẩn đoán nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần tiếp tục chú tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình. Về cơ bản chế độ dinh dưỡng phải theo hướng giảm cân và ngăn cản sự hình thành các mảng cholesterol trong lòng mạch.Một số quy tắc cơ bản: cố gắng ăn ít hơn 4 lần trong ngày; ăn nhiều tinh bột, hoa quả khô và hải sản hơn; nấu các món ăn chay có lợi cho sức khỏe; không ăn thực phẩm mặn; tuyệt đối không ngủ ngay sau khi ăn.Ngoài ra không kém phần quan trọng nữa là sự chăm sóc của người thân, tĩnh tâm và bầu không khí yên tĩnh.Hãy cố gắng tránh xa căng thẳng - stress, đừng nổi cáu và hãy đi dạo hít thở không khí trong lành nhiều hơn.

BS. Minh Quân

((HVQY))

Bị basedow nên kiêng kỵ gì?

Thu Hà(Hải Phòng)

Bệnh basedow (hay còn gọi là bệnh Graves) là bệnh lý cường chức năng tuyến giáp do nguyên nhân tự miễn. Đây là một bệnh lý phổ biến trong các bệnh nội khoa nói chung và là nguyên nhân phổ biến nhất gây cường chức năng tuyến giáp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ (20 - 40 tuổi).

Khi điều trị, các thuốc điều trị bệnh basedow khá an toàn, tỷ lệ có tác dụng phụ là dưới 5% và đa phần là nhẹ. Vì vậy, nếu người bệnh basedow thấy mệt mỏi, ăn uống kém thì nhiều khả năng là do bệnh chưa được kiểm soát tốt, nhất là trong những tuần đầu sau khi điều trị, mà vẫn còn cường giáp nặng. Do đó, người bệnh basedow cần tuân thủ tốt chế độ uống thuốc, đồng thời có chế độ nghỉ ngơi tối đa (nhất là khi bệnh đang tiến triển nặng), tránh hoạt động thể lực gắng sức, tránh các xúc cảm, tinh thần căng thẳng hoặc stress. Cơ thể người bệnh basedow thường dễ bị gầy sút, suy kiệt nên cần khuyến khích chế độ ăn giàu đạm, giàu calo, uống thêm nhiều nước. Ngoài ra, cần tăng cường chế độ dinh dưỡng, nên ăn đồ lỏng và mát, dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ kèm theo ăn nhiều hoa quả. Nếu ăn kém thì người bệnh có thể uống các loại sữa để nâng cao thể trạng. Lưu ý là trong tháng đầu điều trị, người bệnh basedow cần kiêng các loại thức ăn có nhiều iốt như hải sản, rong biển... vì iốt là nguyên liệu để tuyến giáp sử dụng tổng hợp hormon.

ThS. Nguyễn Quang

Vì sao nên uống nước ép cà rốt thường xuyên

Trung hòa axit trong máu

Vì nước ép cà rốt là kiềm trong tự nhiên, nó có thể trung hòa axit trong cơ thể bạn.

Tốt cho mắt

Một số bệnh về mắt có thể được phòng ngừa bằng nước ép cà rốt. Các lutein và beta carotene trong cà rốt rất tốt cho mắt.

Giảm táo bón

Để loại bỏ táo bón, bạn chỉ cần uống 1 cốc nước ép cà rốt sau khi trộn với nước rau bina mỗi buổi sáng.

Phòng ngừa các bệnh hô hấp

Nước ép cà rốt chứa các chất chống oxy hóa, có thể phòng ngừa các rối loạn về thở và một số bệnh đường hô hấp.

Có thuộc tính chống viêm

Viêm khớp và các rối loạn do viêm khác có thể được ngăn ngừa nếu bạn uống nước ép cà rốt thường xuyên.

Phòng ngừa đột quỵ

Nước ép cà rốt có thể làm sạch các chất tích tụ trong động mạch và phòng ngừa các bệnh như đột quỵ, đau tim.

Phòng ngừa ung thư

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ăn cà rốt sống mỗi ngày có thể phòng tránh nhiều bệnh ung thư.

Làm sạch thận

Uống nước ép cà rốt hàng ngày có thể giảm gánh nặng cho thận vì nó làm sạch cơ thể một cách tự nhiên.

Phòng ngừa thiếu máu

Nước ép cà rốt được cho là giúp cơ thể sản sinh máu và đó là lý do tại sao nó có thể phòng ngừa thiếu máu.

Giảm thiểu cholesterol

Nước ép cà rốt chứa pectin, chất này có thể giảm thiểu hàm lượng cholesterol trong máu.

Tốt cho người hút thuốc

Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên uống nước ép cà rốt, đặc biệt nếu bạn là một người hút thuốc, vì loại nước này có thể kéo dài cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn vẫn nên bỏ thuốc.

BS Tuyết Mai (Theo Boldsky)